Điều cần biết về thể loại Hát ru (Lullaby) trong âm nhạc cổ điển

Lullaby (bài hát ru) là một thể loại nhỏ nhưng quan trọng trong thanh nhạc, thường được hát cho trẻ em nghe trước khi chúng ngủ.

Điều cấn biết về thể loại hát ru (Lullaby) trong âm nhạc cổ điển

Quan niệm ở đây là bài ca được hát bằng một giọng hay và thân thuộc với bé sẽ ru bé đi vào giấc ngủ. Những bài hát ru do các nhà soạn nhạc cổ điển viết thường được đặt cái tên hình thức là berceuse, một từ tiếng Pháp có nghĩa là “bài hát ru” hoặc cradle song (bài hát bên nôi).

https://www.youtube.com/watch?v=EBIKYRXGz2k

Về cơ bản, một bài hát ru thường được viết ở nhịp phân 3 đơn hoặc phức (3/4 hoặc 6/8). Về giọng, đa số các bài hát ru đơn giản, thường chỉ luân phiên những hòa âm chủ và hòa âm âm át, vì hiệu quả dự kiến là để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ nên người ta không hay sử dụng quãng bán cung phóng túng (wild chromaticism). Một nét đặc trưng khác của bài hát ru – không vì lí do nào khác ngoài lệ thường – là xu hướng viết ở giọng “giáng trưởng”, ví dụ như những bài hát ru do Chopin, Liszt và Balakirev viết đều ở giọng Rê giáng trưởng.

Có lẽ “Wiegenlied” Op. 49 No. 4 (Wiegenlied tiếng Đức nghĩa bài hát bên nôi) của nhà soạn nhạc Johannes Brahms là bài hát ru nổi tiếng nhất trong tất cả – bài hát ru của Brahms. Ban đầu Brahms viết bài hát ru này cho cô ca sĩ trẻ Bertha Faber mà ông quen biết nhân dịp cô sinh cậu con trai thứ hai. Lời bài hát bằng tiếng Anh cũng đồng nghĩa với lời bài hát gốc bằng tiếng Đức. Trong một cuộc khảo cứu, những trẻ sinh thiếu tháng được cho nghe bài hát ru này 5 phút, 6 lần mỗi ngày thì rõ ràng là lớn nhanh hơn những trẻ tương tự mà không được nghe (theo Chapman, 1975).

Opus 57 của Frédéric Chopin là một khúc hát ru viết cho piano độc tấu ở giọng Rê giáng trưởng. Những ví dụ nổi tiếng khác là các tác phẩm Berceuse sur le nom de Gabriel Fauré cho violin và piano của Maurice Ravel, Berceuse élégiaque của Ferruccio Busoni, Berceuse của Igor Stravinsky nổi bật trong vở ballet Fire bird (Chim lửa) và khúc hát ru cho tứ tấu đàn dây của George Gershwin. Một bài hát ru nổi tiếng khác của George Gershwin là “Summertime” trích từ opera Porgy and Bess (Porgy và Bess) năm 1935. Đôi khi nó được nhắc đến như là “Bài hát ru của Gershwin”. Mặc dù nhiều ứng tác Jazz của bài hát này có những quãng bán cung phóng túng (wild chromaticism), nguyên bản của nó khá là êm dịu và phần nào buồn bã u sầu, ở điệu thứ tự nhiên. Trong bản phối khí cho dàn dây, những đoạn chuyển hoà âm từ La thứ (với bậc sáu) [A6] và Mi trưởng (với bậc bảy) [E7] nhẹ nhàng và luân chuyển, vừa trầm buồn, vừa như dỗ dành, an ủi. Hơn nữa nhiều bậc cha mẹ đã hát bài hát này (không có nhạc đệm) cho con nghe vào giờ đi ngủ.Dòng nhạc pop cũng có những bài hát ru nổi tiếng như “Good night” của The Beatles và “Lullaby (Good Night My Angel)” của Billy Joel. Châu Á cũng có nhưng phiên bản hát ru của mình. Trong tiếng Tamil (một ngôn ngữ ở miền nam Ấn Độ, một bài hát ru được gọi là một thaalattu (thal có nghĩa là “cái lưỡi”). Đó là một âm thanh du dương được tạo bởi chuyển động nhịp nhàng của lưỡi vào lúc bắt đầu bài hát, do đó mà có tên trên. Nhưng đáng chú ý nhất là việc sử dụng oyayi ở Philippines, còn gọi là huluna ở Batangas. Trong thực tế, việc sử dụng một bài hát để đưa đứa trẻ vào giấc ngủ phổ biến đến nỗi người ta cho rằng hầu hết mọi bà mẹ ở các địa phương đều đã sáng tác ít nhất một bài hát ru cho những đứa con của mình.

Từ xa xưa ở Việt Nam, phần lớn các câu trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt. Trong hát ru thường chỉ chú ý đến lời (ca từ) còn giai điệu (nhạc lý) thì mỗi bà mẹ có một giọng trữ tình riêng nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc trong suốt cả cuộc đời người con. Những bài hát ru do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác sau này là những bài có nhịp độ chậm, vừa phải. Giai điệu được tiến hành liền bậc không dùng những quãng nhảy liên tục, những nốt biến âm đột ngột, tiết tấu nhịp nhàng uyển chuyển có tính chu kỳ hoặc tự do. Có thể kể ra đây những bài thuộc dạng này như: “Mẹ yêu con” của Nguyễn Văn Tý; “Từ trên đỉnh núi” của Nguyên Nhung; “Mùa hoa sữa” của Huy Thục…

Theo NHACCODIEN.VN

Tags: ,