Đấu tranh chống tiêu cực trong ngành cảnh sát của một số nước trên thế giới

Vấn đề tham nhũng và vi phạm pháp luật trong lực lượng cảnh sát ở nước nào cũng có. Tuy nhiên, ở mỗi nước đều có những đặc thù của họ và việc tổ chức đấu tranh của mỗi nước cũng khác nhau.

Tại Mỹ, những nhân viên cảnh sát phạm nhiều loại tội phạm như: cướp ngân hàng, bao che, bảo kê cho những kẻ buôn lậu ma túy, lấy trộm thẻ tín dụng của những người vừa mới chết, lấy tiền của những phạm nhân, tổ chức những casino và nhà thổ bí mật, chơi gái quỵt tiền… Từ năm 1992, cảnh sát New York bị bắt giam (theo dõi dữ liệu điều tra nội bộ cảnh sát) chỉ có 110 vụ án tội phạm hình sự do các nhân viên cảnh sát gây ra được chuyển đến tòa án xét xử, bởi vì ở cảnh sát Mỹ đã hàng trăm năm nay “đạo luật im lặng” có hiệu lực khiến cảnh sát tự coi mình là lớp người đặc biệt có thể tự giải quyết được vấn đề của mình không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Ông Teodor Roosevelt đã từng là chủ tịch hội đồng các cảnh sát trưởng của Mỹ trong năm 1884 (sau này là Tổng thống Mỹ) đã nói ngắn gọn “Chỉ có bản thân cảnh sát mới có thể kiểm tra cảnh sát có hiệu quả”. Còn ông Christofer Dam, luật gia của Liên đoàn luật gia dân sự Civil Liberties Union) nói, ở bất kỳ thời nào cũng có cảnh sát xấu, không có cơ quan nào có đủ năng lực kiểm soát được hành vi của tất cả nhân viên cảnh sát của mình 24/24 giờ.

Các luật gia của “Civil Liberties Union” cho biết lịch sử đấu tranh chống tham nhũng trong cảnh sát lúc nào cũng phát triển theo hình xoắn ốc, trên 100 năm qua trình tự các sự việc không có thay đổi nào cả: Tham nhũng nhân viên cảnh sát đều dẫn tới những vụ xì căng đan rùm beng và tiếp theo sau đó là những cải cách quyết liệt. Sau một thời gian tạm lắng xuống, chu kỳ: phạm pháp có chức vụ – xì căng đan rồi cải cách lặp lại.

Lần đầu tiên vào năm 1884, ở Mỹ đã tiến hành cải tổ cơ quan cảnh sát sau khi phát hiện 20 nhà chứa gái mại dâm và các casino bí mật đã trả tiền cho hàng trăm nhân viên cảnh sát để được kinh doanh bất hợp pháp.

Trong năm 1919, nổ ra vụ xì căng đan về Trung úy cảnh sát Charles Bekker đã thuê 4 tên tội phạm cướp tiền của một người chủ trường đua ngựa, đã xảy ra đọ súng làm chết vài người và viên sỹ quan cảnh sát Bekker đã đi vào lịch sử về một sỹ quan cảnh sát duy nhất bị hành quyết trên ghế điện.

Trong năm 1930 chính quyền Liên bang Mỹ đã mở ra hàng loạt các phiên tòa xét xử có tính chất răn đe đối với những sỹ quan cảnh sát có quan hệ với mafia. Một vụ xì căng đan khác trong năm 1950 đã nổ ra khi Harry Gross, chủ trường đua ngựa thuê cảnh sát bảo vệ kinh doanh của hắn với doanh số 20 triệu USD. Việc này bị bại lộ khiến thị trưởng New York và cảnh sát trưởng của thành phố này phải từ chức.

Một Ủy ban đặc biệt điều tra tham nhũng của cảnh sát được lập ra trong nước năm 1970 sau khi nhân viên cảnh sát Xernico chính thức khai báo về tình trạng đạo đức sa sút của sỹ quan và nhân viên cảnh sát ở New York. Ủy ban này là cơ quan đầu tiên lập bản phân loại cơ bản về những vi phạm pháp luật của cảnh sát ra hai loại cơ bản: Loại thứ nhất phổ biến nhất là khi sỹ quan và nhân viên cảnh sát ăn uống ở các nhà hàng không trả tiền hoặc nhận quà; loại thứ hai là nhận tiền “lót tay” vì đã giúp đỡ trong ký kết các hợp đồng thương mại, nhận hối lộ để hứa hẹn không khởi tố hình sự các vụ cướp giật thông thường, bao che các nhà thổ và các casino bí mật, các điểm buôn lậu ma túy, nhận hối lộ của tội phạm trong các vụ án hình sự, đồng phạm với bọn tội phạm hình sự, làm giả tang vật chứng khi tội phạm bị bắt nhận hối lộ.

Trong tháng 7/1972, Ủy ban đặc biệt này đưa vào hoạt động của cảnh sát ba quy tắc mới: Những người lãnh đạo các đơn vị cảnh sát phải chịu trách nhiệm cá nhân về các hành động vi phạm của những người trong đơn vị mình; các phòng điều tra nội bộ phải được lập ra ở mỗi đơn vị và những nhân viên của phòng này vẫn làm việc dưới “vỏ bọc” là nhân viên cảnh sát như những nhân viên cảnh sát của mỗi đơn vị. Những nhân viên này không được làm việc ở phòng này theo nguyện vọng của cá nhân mà phải được bổ nhiệm theo lệnh đặc biệt và phải làm việc không dưới 5 năm, sau đó được chuyển sang làm công tác bình thường để tránh được tham nhũng của nhân viên của bản thân phòng điều tra nội bộ này.

Theo những dữ liệu chính thức phần lớn những tội phạm do sỹ quan và nhân viên cảnh sát gây ra có liên quan đến tiêu thụ ma túy. Nếu tin vào báo cáo của điều tra nội bộ của cảnh sát thì nhiều người trong số họ thích dùng côcain, chỉ trong năm 2008 trong báo cáo hàng năm của cơ quan này đã nêu 213 vụ án hình sự về các sỹ quan và nhân viên cảnh sát dùng côcain. Cũng trong năm này, ngoài 314 trường hợp nhân viên cảnh sát trộm cắp còn có 154 trường hợp vi phạm điều lệnh khi thi hành nhiệm vụ hoặc ngủ ở vị trí công tác.

Cục Điều tra nội bộ của cảnh sát New York trong năm 2007 còn phát hiện cảnh sát trưởng New York, Berrard Keric phạm tội nhận hối lộ, trốn thuế, lừa dối chính quyền liên bang. Mùa thu năm 2009 Keric đã chính thức nhận tội và đã bị bắt giam vì tiết lộ bí mật của cơ quan điều tra xét hỏi. Bây giờ vị cảnh sát trưởng này đang ngồi trong nhà tạm giam để chờ ngày tòa án xét xử.

Ở Trung Quốc vai trò lãnh đạo và điều phối trong việc tăng cường tính vững chắc của chống tham nhũng ở các cơ quan cảnh sát giao cho Ủy ban kiểm tra kỷ luật và pháp chế của Bộ Công an người đứng đầu của Ủy ban là thứ trưởng của Bộ Công an, Ủy ban gồm 4 đơn vị: Cục Giám sát, Cục Thanh tra (tương tự như Cục An ninh nội bộ cảnh sát), Cục Kiểm toán và Ủy ban thanh tra đạo đức trong Đảng.

Những người lãnh đạo của các đơn vị ở các vùng của Bộ Công an chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng tuân thủ pháp luật trong nội bộ tập thể các đơn vị do mình lãnh đạo. Ví dụ quy định kỷ luật về trách nhiệm của những người lãnh đạo đã để suy giảm một cách cơ bản trình độ pháp chế trong những đơn vị của mình. Trừng phạt có thể kèm theo kỷ luật Đảng. Đồng thời các đơn vị có cán bô,å chiến sỹ vi phạm pháp luật phổ biến có thể giải thể toàn bộ biên chế, còn những cán bộ lãnh đạo bị chuyển sang chức vụ khác kể cả hạ thấp cấp bậc.

Về phòng ngừa các vi phạm Bộ Công an Trung Quốc áp dụng thông lệ rất đáng quan tâm là công bố trên các cơ quan thông tin đại chúng về các thông báo sắp tới sẽ đề bạt cán bộ này hay khác lên giữ chức vụ lãnh đạo của đơn vị nào đó. Qua đó các công dân hoặc bản thân cán bộ cảnh sát trong thời gian 2 tuần nếu biết người sắp được đề bạt có những sai phạm sẽ tố giác có kèm theo những thông tin về những vi phạm của cán bộ đó. Biện phạm này nói lên yêu cầu cao về mặt xã hội đối với nhân viên cảnh sát trên thị trường lao động. Thi tuyển để giữ chức vụ còn trống trong cơ quan cảnh sát có khi có đến 3.000 người dự thi với một chỗ việc làm.

Ở Pháp hệ thống các hội đồng thường trực ở Bộ Nội vụ để xử lý các vi phạm pháp luật của nhân viên cảnh sát là đáng chú ý. Các hội đồng này gồm có những người đứng đầu các cơ quan cảnh sát của khu vực và nhân viên cảnh sát thường. Việc bầu chọn nhân viên cảnh sát thường để đưa vào Hội đồng này được tiến hành 3 năm 1 lần. Trong quá trình xét xử của hội đồng, người vi phạm được phép có người bào chữa (luật sư hoặc đồng sự) và có nhân chứng. Quyết định về tính chất tội lỗi của nhân viên cảnh sát tính chất nặng, nhẹ của vi phạm đã gây ra và mức hình phạt áp dụng đối với người này được tập thể của hội đồng đưa ra để đảm bảo tính khách quan.

Việc tổ chức công tác phòng ngừa của cảnh sát Pháp để ngăn chặn tham nhũng trong sỹ quan nhân viên cảnh sát trước hết gắn liền với đối xử đúng pháp luật dưới dạng những đảm bảo mà Nhà nước cung cấp cho những người phục vụ trong cơ quan cảnh sát với điều kiện họ thi hành đúng đắn nghĩa vụ. Đây muốn nói đến đãi ngộ ổn định và xứng đáng về đảm bảo vật chất cho cán bộ cảnh sát.

Ở Pháp, phục vụ không bị chê trách nghĩa là trong toàn bộ thời gian phục vụ không bị xử phạt kỷ luật nghiêm trọng, được quyền hưởng lương hưu trí cao hơn. Trong khi đó việc xử phạm đối với cảnh sát vi phạm pháp luật thường là nặng từ chuyển công tác đến vùng khác đến buộc thôi việc. Trong 2 năm không được hưởng lương, không nâng cấp bậc, không tính thâm niên, không sa thải ra khỏi ngành cảnh sát. Kèm theo mặc nhiên không tính thâm niên và phụ cấp hưu trí.

Bộ Nội vụ Pháp cũng tiến hành những cuộc thanh tra kiểm toán tổng hợp ở ngành cảnh sát. Trong trường hợp những vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ ở các đơn vị cảnh sát khi phát hiện được các trường hợp tham nhũng, bao che tội phạm, sử dụng các phương pháp trái với pháp luật trong quá trình điều tra xét hỏi.

Ở Ba Lan những người đứng đầu các đơn vị đảm bảo an ninh nội bộ cảnh sát ở các vùng độc lập với những người lãnh đạo của Cục An ninh nội bộ ở Trung ương và về phía mình người lãnh đạo của Cục An ninh này cũng độc lập với người đứng đầu ngành cảnh sát Ba Lan. Kinh phí hoạt động của hệ thống an ninh nội bộ cảnh sát chỉ do ngân hàng của Chính phủ Trung ương cung cấp. Nguyên tắc tổ chức này trong hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị đảm bảo an ninh nội bộ cảnh sát, giúp cho đảm bảo tính độc lập đối với những người lãnh đạo của các cơ quan cảnh sát ở các cấp từ trên xuống dưới khi họ thực hiện những quyền hạn của mình.

Ở Nga theo Trung tướng cảnh sát, Cục trưởng An ninh nội bộ của Bộ Nội vụ Nga, thì những cán bộ của Cục này thường xuyên tham gia trong các cuộc gặp gỡ trao đổi quốc tế về kinh nghiệm trong việc bảo đảm an ninh nội bộ trong ngành cảnh sát của nước ngoài để vận dung, áp dụng trong thực tiễn hoạt động của mình. Những đại diện của Cục đã chú ý phân tích công tác của các đơn vị tương tự của cơ quan cảnh sát Phần Lan, Israel và Mỹ, hợp tác tích cực với những đồng nghiệp của các nước SNG, đặc biệt là với các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ cảnh sát của Bộ nội vụ Belarus và Cadacxtan. Họ đã thực hiện các chuyến đi đến Pháp, Trung Quốc và BaLan.

Tổng hợp từ tạp chí: “Cảnh sát Nga và Ngọn lửa nhỏ của Nga

Theo HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

Tags: ,