Dân tộc H’Mông đã từ vùng Bắc Cực đi đến Việt Nam?

Truyền thuyết của người H’Mông nói rằng họ đã đến từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng kéo dài 6 tháng. Trong nghi thức an táng, họ tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn, là một nơi chỉ có toàn tuyết và băng giá.

Những người phụ nữ H’Mông Hoa tại Bắc Hà, Lào Cai.

Miêu (tiếng Trung: ; bính âm: Miáo) là một nhóm dân tộc được công nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Hoa. Người Miêu bao gồm các phân nhóm: H’Mông, Hmu, HmaoGhao Xong. Người Miêu bên ngoài Trung Hoa chủ yếu thuộc phân nhóm H’Mông và được gọi là người Mèo (ở Việt Nam), người Mẹo (ở Lào); tiếng Thái: แม้ว Maew hay ม้ง Mông). Ngày nay, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Hoa và cũng là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể tại Việt Nam.

Hai thuật ngữ, “Miêu” và “H’Mông” (“Mèo” và “H’Mông” tại Việt Nam), hiện thời đều được sử dụng để chỉ một trong những nhóm thổ dân ở Trung Hoa. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Hoa, trong các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Hoa khoảng 9,6 triệu. Ngoài phạm vi Trung Hoa họ còn sống ở Thái Lan, Lào (ở đó gọi là Lào Sủng), Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng như tới Hoa Kỳ, Guyana thuộc Pháp, Pháp và Úc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng Miêu. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người H’Mông. Nhóm ngôn ngữ này bao gồm 3 thứ tiếng và 30-40 thổ ngữ có thể hiểu lẫn nhau được, cùng với tiếng Bunu thuộc về nhánh Miêu trong hệ ngữ H’Mông-Miền (hay hệ Miêu-Dao).

Người Trung hoa xưa phân biệt sắc tộc H’Mông ra làm hai nhóm: nhóm “đã thuần” (shu) và nhóm “hoang” (sheng). H’Mông “thuần” là nhóm đã được đồng hóa với người Hoa, còn “hoang” là nhóm sống biệt lập trong rừng, thoát ngoài vòng kiềm tỏa của chính quyền. Những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm H’Mông “hoang” ở vùng Tứ- xuyên, Vân-nam vào thế kỷ 17 rất lấy làm ngạc nhiên là họ không có nét thuần Á châu mà lại phảng phất đường nét Caucasian, nhiều người lại có màu tóc hung hoặc bạch kim, và vài người lại có mắt xanh. Có thể là vì thế mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay Mèo chăng? Số người giống Caucasian này còn lại tương đối ít vì các chính quyền liên tiếp của Trung Quốc luôn luôn tìm cách sát hại họ, dù họ đã trốn sang Lào, không nương tay.

Sự kiện này đã làm các nhà truyền giáo bấy giờ bỏ công tìm hiểu thêm về nguồn gốc của người H’Mông. Nhưng sử sách của người Hoa lại hầu như muốn bỏ quên dân tộc này, chẳng có mấy sách cổ nhắc đến một cách rõ ràng. Ngay cả các nhà sử học người Hoa vẫn cho rằng người H’Mông là kẻ thù đầu tiên của Hoa tộc, và xuyên suốt lịch sử Trung Quốc kể từ triều đại đầu tiên cho đến nhà Mãn Thanh, người H’Mông đã không ngừng nổi dậy và bị truy diệt bởi quan quân Trung quốc.

Cuốn sách đầu tiên đề cập tương đối đầy đủ về giống H’Mông là cuốn “Histoire des Miao” (Lịch sử về Miêu tộc) do nhà truyền giáo F. M. Savina, thuộc Hội truyền giáo hải ngoại, trụ sở đặt tại Paris, cho phát hành năm 1924 sau một thời gian dài chung sống với nhiều bộ tộc Hmong ở Bắc kỳ và Lào.

Về sau, nhiều nhà sử học đồng ý rằng trong thời cổ đại giống H’Mông xuất phát từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia (Tây Bá Lợi Á) thuộc khu vực cận Bắc Cực, rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm trước. Huyền thoại của dân tộc H’Mông còn lưu truyền vẫn nhắc đến tổ tiên của họ vốn đã sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng. Với người H’Mông thể hệ sau sống ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, chẳng hề thấy tuyết cho nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là “nước cứng” và “cát trắng mịn”.

Một chứng cứ khác cho thấy người H’Mông đã di chuyển xuống phía Nam từ khu vực cận Bắc Cực là nghi thức an táng “chỉ đường” của họ. Trong nghi thức này, người đã chết được chỉ dẫn cho về với tổ tiên. Người ta tin rằng người đã chết rời bỏ thế giới này để trở về với cội nguồn của họ, là một nơi cực kỳ lạnh lẽo, chỉ có toàn tuyết và băng giá.

Số phận dân H’Mong bắt đầu gắn liền với sử Trung quốc có thể vào khoảng từ 3000- 1200 TCN.Khoảng 2700 TCN, những di dân từ Siberia đã đi dần xuống vùng trung thổ qua khu vực mà ngày nay gọi là Mãn Châu (Manchuria), Hà Bắc khi khí hậu ấm áp hơn cho phép, và người H’Mông đã định cư tại lưu vực sông Hoàng Hà ở vùng thượng Hà Nam. Lúc bấy giờ đã có bộ tộc Hoa Yangshao chiếm cứ vùng Thiểm tây, Sơn tây và Hà nam cả ngàn năm trước. Bộ tộc này chỉ là bộ lạc miền núi chuyên về phá rừng du canh. Về sau bộ tộc Hoa Yangshao này hòa nhập với bộ tộc Hoa Lungshan chuyên về ruộng nước ở Sơn đông.

Nhiều truyền thuyết nói đến sự hùng mạnh của Miêu tộc ở vào thời tiền sử của Trung hoa, đưa đến chỗ xung đột không thể tránh khỏi giữa các thế lực lúc bấy giờ. Theo người Hoa thì Hiên-Viên (Huan-yuan) sau khi thống lĩnh các thị tộc người Hoa (khoảng TCN2697 ), liền tìm cách tiêu diệt luôn Xi Vưu là tù trưởng của Miêu-tộc dể chiếm miền lưu vực Hoàng Hà mà vào bản bộ của Trung quốc. Sau khi toàn thắng, Hiên Viên lên ngôi xưng là Hoàng đế (Hoang-ti) mở đầu thời Ngũ đế, đồng thời với Họ Hồng Bàng của Việt sử. Người ta lại gán cho thời Hoàng đế kéo dài đúng 100 năm, và dưới thời này người Hoa đã phát minh ra được thuyền bè, xe kéo, cung tên, áo giáp, nông cụ bằng đá, đồ dùng bằng gỗ và đất nung, biết xây nhà cửa to lớn, biết làm lịch chia ra 12 giáp, chu kỳ 60 năm để đoán ngày tháng gieo trồng vv…

Hẳn nhiên Hoàng đế chỉ là một nhân vật huyền thoại của người Trung Quốc, bởi cho đến nay các cuộc khảo sát vẫn không tìm ra được bằng chứng gì về triều đại này. Tuy nhiên huyền thoại này đã nói lên được sự xung đột giữa 2 dân tộc Hoa – Miêu đã xảy ra rất sớm, và từ đó cứ kéo dài mãi suốt lịch sử Trung quốc….

S.T

Tags: ,