Cuộc duyệt binh quy mô nhất lịch sử Việt Nam ngày 2/9/1985

Có lẽ từ năm 1955 đến tận ngày nay, cuộc duyệt binh 1985 với loạt máy bay, xe tăng, thiết giáp vẫn là cuộc duyệt binh quy mô nhất nước ta.

Cuộc duyệt binh quy mô nhất lịch sử Việt Nam ngày 2/9/1985

Lực lượng hùng hậu nhất

Nhiều người đánh giá cuộc duyệt, duyệt binh năm 1985 là cuộc duyệt, duyệt binh quy mô lớn nhất, hoành tráng nhất của nước ta kể từ năm 1945 đến không những thời điểm 1985 mà có lẽ cả đến ngày nay.

Tham gia vào cuộc duyệt binh lớn mang mật danh A-85 này, ngoài các khối bộ đội còn có cả các loại xe tăng, pháo tự hành, pháo phòng không, tên lửa và hàng chục máy bay. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu ra một phần lực lượng trong cuộc duyệt binh ấy, đó là lực lượng không quân.

Theo cuốn sách Lịch sử dẫn đường không quân, kế hoạch duyệt, duyệt binh A-85 là khi các khối mặt đất đại diện cho các quân binh chủng tiến bước qua lễ đài thì đội hình của các lực lượng không quân sẽ bay qua Quảng trường Ba Đình.

Quân chủng Không quân quyết định sử dụng 24 chiếc MiG-21 Bis đại diện cho lực lượng không quân tiêm kích do hai trung đoàn 927 và 921 đảm nhiệm, 12 chiếc Su-22M của Trung đoàn 923 đại diện cho không quân tiêm kích bom, 12 chiếc An-26 của Trung đoàn 918 đại diện cho không quân vận tải, 9 chiếc Mi-24 và 3 chiếc Mi-8 của Trung đoàn 916 đại diện cho không quân trực thăng và 15 chiếc máy bay huấn luyện L-39 của Trung đoàn 910 đại diện cho nhà trường, xếp hình cho số 40 trên bầu trời.

Để chuẩn bị, Quân chủng Không quân đã chỉ thị cho các đơn vị có lực lượng tham gia duyệt binh tổ chức huấn luyện bay đội hình tại căn cứ của mình trong giai đoạn 1. Tiểu ban Dẫn đường của các trung đoàn này tiến hành tính toán, xác định thứ tự, giãn cách thời gian cất cánh giữa các tốp và cách dẫn bay tập hợp đội hình bay duyệt binh.

Sang giai đoạn 2, Không quân tổ chức bay hợp luyện qua sân bay Hòa Lạc và quảng trường Ba Đình. Riêng Trung đoàn 910, sau chuyển sân từ Nha Trang ra Gia Lâm, tiến hành bay huấn luyện bổ sung đội hình số 40. Khi bay hợp luyện và bay chính thức, Quân chủng Không quân triển khai đài chỉ huy bay tại Hòa Lạc và Ba Đình.

Về thứ tự bay, theo sách Lịch sử Trung đoàn Không quân 923, các máy bay phản lực sẽ bay theo đội hình biên đội chiến đấu 4 chiếc theo thứ tự từng trung đoàn. Trực thăng vận tải treo cờ Tổ quốc dưới bụng, trực thăng vũ trang bay theo đội hình biên đội chiến đấu, máy bay vận tải An-26 cũng bay theo đội hình biên đội. Riêng máy bay L-39 bay xếp thành hình số 40 trên bầu trời.



Ngày 6/8/1985, đội hình của không quân thực hiện bay hợp luyện hai lần qua sân bay Hòa Lạc đều đạt yêu cầu đề ra. Trong ba ngày 25, 27 và 29 tháng 8 năm 1985, các đội hình bay tiếp tục thực hiện bay hợp luyện qua quảng trường Ba Đình. Kết quả kiểm tra bay hợp luyện lần cuối cùng cho thấy, đội hình của các lực lượng không quân luôn được giữ rất ổn định, chữ số 40 đẹp thời gian thông qua quảng trường chính xác đến từng giây và bảo đảm an toàn tuyết đối.

Quyết tâm khắc phục thời tiết xấu

Vào ngày 2/9/1985, thời tiết có phần xấu đi vì đêm trước mưa nhiều. Ở tại Ba Đình trời không mưa nhưng nhiều mây, đáy mây tương đối thấp, tầm nhìn giảm còn tại các sân bay có các lực lượng tham gia bay duyệt binh và các khu vực đường bay duyệt binh đi qua thời tiết đều không ổn định. Theo dự báo, đến giờ G lượng mây tiếp tục tăng.

Mặc dù thời tiết không ủng hộ, sau khi cân nhắc kỹ về nhiều mặt, Sở chỉ huy Quân chủng Không quân vẫn quyết định Trung đoàn không quân 910 chờ lệnh, còn các trung đoàn khác sẵn sàng cất cánh. Các kíp trực ban dẫn đường nhanh chóng chuẩn bị thêm cách xử lý các tình huống dẫn bay khi phi công gặp thời tiết xấu.

Theo đúng kế hoạch bay đã được phê chuẩn, 12 chiếc MiG-21 Bis của Trung đoàn 927 do Trung đoàn trưởng Phạm Phú Thái dẫn đầu, cất cánh từ Kép, tập hợp tại đỉnh, vào đúng đường bay, với đội hình rất chỉnh tề, bay qua quảng trường Ba Đình đúng giờ quy định. Trong khi đó tại Kiến An, trời mưa to, dù Trung đoàn 921 quyết tâm cất cánh, nhưng chỉ lên được 6 chiếc MiG-21 Bis. Trung đoàn trưởng Trần Việt dẫn đầu và quyết định bay theo đội hình từng đôi một.

Riêng các máy bay Su-22M của Trung đoàn 923, sau khi cất cánh khỏi Thọ Xuân, 12 chiếc Su-22M đã không thể vượt qua được vùng thời tiết đột biến xấu trên diện rộng ở khu vực Nam Định. Sách Lịch sử Trung đoàn Không quân 923 cho biết các máy bay này sau đó đã hạ cánh xuống sân bay Kép.



Trong tình hình đó, Trung đoàn 921 xin phép được bay vòng lại thay vị trí 12 chiếc Su-22M và được chỉ huy mặt đất đồng ý. 12 chiếc MiG-21Bis của Trung đoàn 927 thông qua quảng trường lần thứ hai đáp ứng yêu cầu thay thế cho Su-22M. Tiếp sau đó là 12 chiếc An-26 của Trung đoàn 918 do Trung đoàn trưởng Nguyễn Xuân Hiển dẫn đầu, cất cánh từ Gia Lâm, tập hợp đội hình chỉnh tề trong khu chờ và bay qua quảng trường Ba Đình đúng thời gian. 9 chiếc Mi-24 và 3 chiếc Mi-8 của Trung đoàn 916, cất cánh từ Hòa Lạc, do Trung đoàn trưởng Nguyễn Đình Khoa dẫn đầu, bay qua quảng trường đúng vào lúc khối bộ binh cơ giới tiến qua lễ đài.

Đến hiện tại, các tài liệu chính thức về các thành phần khác tham gia trong cuộc duyệt, duyệt binh 1985 vẫn còn khá ít ỏi. Tuy nhiên theo một số thông tin do các nhân chứng tham gia viết lại đăng rải rác trên một số diễn đàn mạng thì cuộc duyệt binh 1985 ngoài lực lượng không quân hùng hậu còn có các quân binh chủng khác cũng hùng hậu không kém. Chẳng hạn có lực lượng tên lửa, pháo phòng không, xe tăng – thiết giáp, pháo tự hành…

Theo như kế hoạch sử dụng lực lượng, trong buổi duyệt binh ngày 2/9/1985 sẽ có 75 chiếc máy bay đủ các loại bay qua quảng trường Ba Đình. Tuy thực tế trong cuộc duyệt binh, các máy bay Su-22 đã không tham dự được vì thời tiết và chỉ có 57 chiếc bay qua Ba Đình nhưng đó vẫn là đợt duyệt binh có số lượng máy bay tham gia nhiều nhất ở nước ta.

Theo KIẾN THỨC

Tags: , ,