Chùm ảnh: Một số cổ vật quý của vương triều Mạc

Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác.

Gạch trang trí hình ngựa có cánh (pegasus) thời nhà Mạc, thế kỷ 16, cổ vật của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6/1527.

Đồng tiền “Minh Đức thông bảo” lưu hành thời Mạc Thái Tổ (1527-1529). Đến năm 1593, vương triều Mạc suy vong sau khi cha con vua Mạc Hậu Hợp – Mạc Toàn bị quân đội Lê-Trịnh đánh bại. Tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của nhà Mạc là gần 66 năm.

Tượng nghê thời Mạc, niên đại thế kỷ 16-17. Sau biến cố 1593, hậu duệ nhà Mạc rút lên khu vực miền núi phía Bắc và tiếp tục kháng cự cho đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.

Chân đèn gốm, đồ thờ thời Mạc, thế kỷ 16-17. Do chỉ tồn tại một thời gian không dài trong giai đoạn lịch sử vô cùng biến động, các cổ vật nhà Mạc để lại cho hậu thế không nhiều như các triều đại khác.

Lư hương thời Mạc, thế kỷ 16-17. Cổ vật thời Mạc tồn tại đến nay phần nhiều là các loại đồ gốm thờ cúng. Dưới thời Mạc, sản xuất đồ gốm phát triển mạnh và để lại một số loại hình hiện vật có bản sắc riêng như chân đèn, lư lương.

Đồ gốm thờ cúng thời Mạc thường được trang trí các đề tài như rồng, cánh sen, lá đề, mây cuộn, song nước…

Các hình tượng truyền thống trên gốm Mạc được kết hợp với kỹ thuật vẽ làm bằng bút lông, đắp chạm nổi, dán ghép và khắc chìm, làm tăng thêm hiệu quả trang trí.

Các loại chân đèn, lư hương thời Mạc thường có minh văn là chữ Hán – Nôm, cho biết thông tin về niên đại, thân thế nghệ nhân, những người đóng góp cung tiến đồ thờ cho đền, chùa, miếu…

Một số món đồ gốm thời Mạc khác được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: Lư hương gốm men nâu.

Chân đèn hình nghê bằng gốm men màu.

Lư hương và đĩa thờ bằng gốm men xanh – trắng.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,