Chùm ảnh: Lặng ngắm những phong cảnh tuyệt vời của Bình Định

Mảnh đất Bình Định vừa có truyền thống lịch sử hào hùng, vừa là nơi có những cảnh đẹp khiến du khách phương xa ghé thăm một lần sẽ không muốn rời đi…

Từ núi Xuân Vân nhìn về thành phố Quy Nhơn, thủ phủ của tỉnh Bình Định.

Từ núi Xuân Vân nhìn xuống làng phong Quy Hòa và bãi biển Quy Hòa.

Khung cảnh thanh bình trên bãi biển Quy Hòa.

Cảnh quan độc đáo ở bãi đá Trứng, khu du lịch Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.

Chiều buông trên đầm Thị Nại, đầm nước mặn thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát. Đây là thắng cảnh nổi tiếng, đồng thời là địa danh ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử của mảnh đất Bình Định.

Cầu Thị Nại bắc qua đầm Thị Nại, nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Công trình này được khánh thành năm 2006.

Thành phố Quy Nhơn nhìn từ cầu Thị Nại.

Khung cảnh ấn tượng ở ghềnh đá Bãi Xép, một thắng cảnh cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 12 km về phía Nam.

Tháp Bánh Ít (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) nhìn từ xa. Đây là quần thể kiến trúc Chăm có từ thế kỷ thứ 10, được xem là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Champa.

Phong cảnh Bình Định nhìn từ tháp Bánh Ít.

Tháp Chăm Phú Lốc có từ thế kỷ 12, nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn.

Tháp Cánh Tiên nổi bật giữa khung cảnh đồng quê ở xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tòa tháp Chăm này được xây dựng vào thế kỷ 12.

Bức tranh “trời yên, bể lặng” nhìn từ Linh Phong Thiền Tự hay chùa Ông Núi, ngôi chùa có từ năm 1702, nằm trên sườn núi Chóp Vung ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Cảnh quan nhìn từ đường lên chùa Hang (Thiên Sanh Thạch tự) ở xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ. Chùa có chính điện nằm trong hang núi, được khai sơn vào năm 1613.

Toàn cảnh chùa Thiên Hưng, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, ngôi chùa nổi tiếng với quy mô bề thế của Bình Định.

Toàn cảnh Tiểu Chủng viện Làng Sông (nhà thờ Làng Sông), công trình kiến trúc Công giáo được xây dựng từ năm 1864, nằm ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.

Cầu tre An Chánh bắc qua sông An Chánh ở xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, được coi là một trong những cây cầu tre dài nhất Việt Nam.

Tượng đài hoàng đế Quang Trung ở khu di tích Tây Sơn Tam kiệt, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Đây là chốn sinh thành của ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, những nhân vật lịch sử lỗi lạc của đất Bình Định.

Nét thơ mộng của sông Hà Thanh, dòng sông chính chảy qua thành phố Quy Nhơn.

Tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn sừng sững giữa biển trời lộng gió. Công trình tọa lạc trên đường Xuân Diệu, thành phố Quy Nhơn.

Tượng đài hoàng đế Quang Trung ở trung tâm thành phố Quy Nhơn, một hình ảnh mang tỉnh biểu tượng về thủ phủ tỉnh Bình Định.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,