Chiến tranh Panama 1989 – bài học còn nóng hổi về sự khốn nạn của đế quốc Mỹ

Với tư cách “bảo vệ lợi ích Mỹ”, Washington cử gần 3 vạn quân đi xâm lược Panama gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến cả thế giới lên án.

Được thành lập ra từ năm 1903 nhưng chính phủ Panama chỉ là một chính quyền bù nhìn thân Mỹ. Tuy nhiên khi Manuel Antonio Noriega, nhà lãnh đạo mới của Panama vốn được CIA dựng lên gào thét chửi bới Mỹ và muốn Panama trở thành một quốc gia độc lập hoàn toàn, lấy kênh đào Panama cắt ngang châu Mỹ gây sức ép với Washington thì ngay lập tức Mỹ mang quân đi chinh phạt.

Ngày 20/12/1989, Tổng thống Mỹ George Bush (Bush Bố) bắt đầu phát động Chiến tranh Panama. Vụ việc đã không gây tai tiếng đến vậy nếu như cuộc tấn công không xảy ra vào đúng lúc cả thế giới “chưa bao giờ hòa bình đến thế”. Cụ thể, vào cuối năm 1989 bức tường Berlin đã sụp đổ, chiến tranh Lạnh đã ngã ngũ và một cuộc can thiệt quân sự vì “lợi ích Mỹ” đã khiến cả thế giới lên án mạnh mẽ.

Nửa đêm ngày 20/12/1989, Mỹ đã ồ ạt đổ quân vào Panama bằng mọi nẻo đường. Từ các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Panama, binh lính với vũ trang tận răng tràn ra đường. Mục tiêu của họ là bắt được Noriega, nhà lãnh đạo mang hơi hướng chống Mỹ của Panama.

Để thực hiện được mục tiêu đó, thủ đô của Panama đã bị nhấn chìm trong biển lửa, mọi tuyến đường đều bị đánh bom, cảng biển cũng bị tấn công chỉ với một mục đích duy nhất, nhốt những nhà lãnh đạo đối lập của Panama lại bên trong thủ đô, không cho họ trốn thoát.

Do những người ủng hộ lãnh đạo Noriega phần lớn đều là người dân nghèo nên Mỹ cũng không tỏ ra thương tiếc khi đánh bom vào những khu ổ chuột ở vùng ven thủ đô Panama. Kết quả là có rất nhiều người không kịp sơ tán đã thiệt mạng một cách oan uổng trong các phi vụ ném bom bất ngờ này.

Nhiều đơn vị Quân đội Panama đã chứng tỏ quyết tâm của mình khi quyết kháng cự tới cùng với lực lượng Mỹ xâm lược. Trên mọi nẻo đường trong thủ đô của Panama, những ổ đề kháng nhỏ chỉ với vài ba người lính Panama quyết tử đã ghìm chân quân Mỹ hàng giờ liền.

Ở chiều hướng đối lập, quân đội Mỹ tiến hành bắt bớ hàng nghìn người trong những vùng họ đã chiếm được. Những người bị bắt bao gồm những cá nhân làm việc trong chính quyền của Noriega, những sĩ quan cảnh sát, quân đội chống lệnh cầm súng chiến đấu cùng chính quyền mới do Mỹ vừa lập lên ngay sau khi cuộc tấn công nổ ra.

Cuộc giao tranh càng lâu, Quân đội Mỹ càng bất lợi. Các lực lượng đối lập của Noriega xông vào khách sạn, bắt giữ công dân Mỹ làm con tin, tiến hành chiến tranh du kích trong thành phố, tấn công tiêu hao sinh lực lính Mỹ và biến đây từ một cuộc đảo chính do quân đội Mỹ thực hiện trở thành một cuộc chiến tranh đúng nghĩa.

Sau nhiều ngày diễn ra giao tranh, Noriega trốn vào Đại sứ quán Vatincan ở Panama. Hành động này của kẻ mà Mỹ ra rả là “độc tài” đã khiến toàn bộ Quân đội Mỹ “đứng hình”. Thứ nhất là Quân đội Mỹ sẽ không bao giờ dám nổ súng tấn công Đại sứ quán Vantican, thứ hai là người Mỹ lo sợ rằng nếu Noriega được người của giáo hoàng đưa đi lưu vong, cuộc chiến của Mỹ sẽ coi như là “thất bại ê chề”.

Trong suốt nhiều ngày sau đó, Quân đội Mỹ đã chơi đòn tâm lý chiến bằng cách bắt hàng chục dàn loa công suất lớn bên ngoài Đại sứ quán Vantican và bật hết công suất. Những bài hát phản chiến theo phong cách rock nổi tiếng thời bấy giờ được mở liên tục 24/24 trong nhiều ngày liền.

Cuối cùng, Noriega đã phải ra đầu hàng trong trạng thái thiếu ngủ và suy giảm thể lực trầm trọng. Mỹ giành được thắng lợi cuối cùng, dựng lên một chính quyền bù nhìn mới, mở rộng được kênh đào Panama và lấy lại quyền điều khiển kênh đào quan trọng nhất Trung Mỹ này.

Tới tận ngày nay, số lượng dân thường Panama thiệt mạng trong cuộc tấn công vô lý này của Mỹ vẫn chưa được thống kê hết, và cuộc xâm lược Panama được xem là một trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa nhất Mỹ từng thực hiện. Ngày nay, bằng cách này hay cách khác Mỹ vẫn kiểm soát được nền chính trị của Panama nhưng tư tưởng “thoát Mỹ” đang dần trở thành mục tiêu của mọi nhà lãnh đạo trên quốc gia này.

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , ,