Trận động đất Afghanistan lột trần bộ mặt đạo đức giả đê hèn của Âu – Mỹ

Mạng sống của người Afghanistan có đáng giá không? Hay mạng sống của người Afghanistan không bằng người Ukraina? Hay do người Afghanistan không phải là người da trắng và theo đạo Thiên Chúa?

Bộ mặt đạo đức giả đê hèn của Âu – Mỹ đã bị lột trần sau trận động đất Afghanistan

Cách đây 10 ngày, một trận động đất khiến 1500 người thiệt mạng diễn ra ở Afghanistan. Sau đó ít ngày, G7 – nhóm các quốc gia giàu có phát triển nhất thế giới nhóm họp. Nhưng G7 lại luôn chỉ quan tâm và nhắc về Ukraina chứ không hề mảy may đến tình hình ở Afghanistan. Những lãnh đạo G7 thống nhất hỗ trợ Ukraina tới hơn 70 tỷ USD, nhưng Afghanistan chỉ nhận được con số 0 tròn trĩnh.

Mạng sống của người Afghanistan có đáng giá không? Hay mạng sống của người Afghanistan không bằng người Ukraina? Hay do người Afghanistan không phải là người da trắng và theo đạo Thiên Chúa? Tờ India Today của Ấn Độ viết rằng: “Trong những giờ phút Afghanistan cần sự trợ giúp của thế giới văn minh thì thế giới văn minh lại lãng quên và đi rao giảng đạo đức ở một nơi khác. Họ – những người Afghanistan cũng đáng trân trọng và đáng quý“.

Còn tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc viết: “Trong khi các Trung Quốc, Nga, các quốc gia Đông Nam Á gửi chia buồn và viện trợ đến Afghanistan thì Hoa Kỳ vẫn cố chấp không giải ngân 7 tỷ USD mà nước này ‘giữ hộ’ trong mấy năm qua để cứu trợ người dân Afghanistan. Đạo đức của phương Tây cũng chỉ đê hèn như thế“.

Cuộc chiến Ukraina đã làm lộ rõ bản chất của phương Tây, một bản chất hèn hạ và tiêu chuẩn kép. Một bản chất lộ rõ mưu đồ chính trị chứ chẳng phải là vì hòa bình quốc tế. Người Afghanistan vẫn đang cần đồ ăn, thức uống mỗi ngày. Một phép tính đơn giản, chỉ cần 1% số tiền mà các nước dự định viện trợ cho Ukraina đủ để Afghanistan khắc phục hậu quả động đất.

Trận động đất khiến hơn 1.000 người chết ở miền đông Afghanistan xảy ra giữa lúc nước này quay cuồng với khủng hoảng kinh tế và lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Liên Hợp Quốc cho biết 2.000 ngôi nhà đã bị phá hủy trong động đất. Hình ảnh từ tỉnh Paktika cho thấy nhiều ngôi nhà biến thành đống đổ nát, những bức tường làm bằng đá và đất sét sập xuống, chôn vùi nạn nhân bên trong.

Hsiao-Wei Lee, phó giám đốc WFP tại Afghanistan, mô tả tình hình trên thực địa “rất ảm đạm“, khi một số làng đã “bị san phẳng hoàn toàn hoặc đổ sập tới 70%“. “Sẽ mất nhiều tháng và có thể là nhiều năm để xây dựng lại“, bà Lee nói.

Dù khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan đã xuất hiện từ nhiều năm qua do xung đột và hạn hán, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn sau khi Taliban tiếp quản quyền lực hồi tháng 8 năm ngoái. Sau khi Taliban lên nắm quyền, Mỹ và đồng minh đã đóng băng khoảng 7 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Afghanistan và cắt đứt các nguồn viện trợ quốc tế.

Mỹ không còn hiện diện ở Afghanistan sau chiến dịch rút quân hỗn loạn. Giống hầu hết các quốc gia khác, Mỹ không thiết lập quan hệ chính thức với chính quyền Taliban.

Các biện pháp trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế Afghanistan và đẩy gần 20 triệu dân đối mặt nạn đói. Hàng triệu người Afghanistan không có việc làm, nhân viên chính phủ không được trả lương và giá lương thực tăng vọt.

Hàng cứu trợ nhân đạo không nằm trong danh sách bị Mỹ và phương Tây trừng phạt, nhưng tình hình ở Afghanistan đặt ra nhiều trở ngại cho hoạt động hỗ trợ nạn nhân, theo Martin Griffiths, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA). Ông Griffiths cho hay nhu cầu về ngân sách tài trợ rất lớn lớn, trong khi hệ thống ngân hàng chính thức của Afghanistan bị chặn giao dịch.

Điều này đồng nghĩa “khoảng 80% tổ chức cứu trợ quốc tế đang đối mặt với tình trạng chậm trễ trong giao dịch, với 2/3 báo cáo rằng các ngân hàng quốc tế của họ tiếp tục từ chối chuyển tiền. Hơn 60% tổ chức nói thiếu tiền mặt là một trong những trở ngại lớn nhất“, ông cho hay.

Baheer, giảng viên về tư pháp tại Đại học Mỹ ở Afghanistan, nói các biện pháp trừng phạt gây tổn hại nhiều đến mức người dân Afghanistan cũng không thể chuyển tiền tới hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi động đất.

Thực tế là chúng tôi hầu như không có hệ thống ngân hàng, không có tiền tệ mới được in hoặc đưa vào giao dịch trong 9-10 tháng qua và tài sản của chúng tôi bị đóng băng. Các biện pháp trừng phạt này không hiệu quả“, ông Baheer chia sẻ. “Lệnh cấm vận chỉ có ý nghĩa khi nhắm vào cá nhân cụ thể, thay vì trừng phạt cả một quốc gia và dân tộc“.

Chúng ta cần phải bắt đầu nghĩ về những giải pháp trung và dài hạn cho các vấn đề. Chúng ta sẽ làm gì nếu một thảm họa khác xảy ra trong thời gian tới?“, ông Baheer nói.

Theo VNEXPRESS 

Theo ÂU DƯƠNG PHONG

Tags: , , ,