Bàn về nhóm áp lực trong đời sống chính trị các nước tư bản

Một đặc trưng nổi bật trong đời sống chính trị các nước tư bản là cơ chế kiềm chế, đối trọng quyền lực. Cơ chế này không chỉ thể hiện trong cơ cấu tổ chức, thể chế hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, mà còn thể hiện với tất cả các nhân tố cấu thành của hệ thống chính trị, đặc biệt là đối trọng giữa đảng chính trị đối lập với đảng chính trị cầm quyền và giữa các nhóm áp lực với các cơ quan quyền lực công.

Bàn về nhóm áp lực trong đời sống chính trị các nước tư bản

Tác giả: Đặng Minh Tuấn, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội / TS Đặng Đình Tân, Viện khoa học chính trị, Học viện chính trị Quốc gia HCM.

Nhóm áp lực là một bộ phận quan trọng trong các nhân tố cấu thành hệ thống chính trị các nước tư bản, đóng vai trò kiềm chế, đối trọng với các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc hoạch định các chính sách công, nhằm đạt tới những mục tiêu lợi ích nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu vai trò của chúng trong đời sống chính trị các nước tư bản.

I. Nhóm áp lực – Nguyên nhân hình thành, tồn tại và vai trò của nó trong đời sống chính trị các nước tư bản

Khái niệm

Còn có nhiều quan điểm khác nhau, cha thống nhất về nội dung phạm trù “nhóm áp lực”1. Tuy nhiên, từ những tiêu chí cơ bản, vẫn có thể nhận diện những tổ chức nào là những nhóm áp lực.

Theo chúng tôi, nhóm áp lực là những tổ chức mà hoạt động của chúng là những nỗ lực (thường xuyên, liên tục) hướng tới các mục tiêu chính trị gây ảnh hưởng, tìm cách đòi hỏi lợi ích của mình đối với chính quyền. Nhóm áp lực có điểm tương đồng với các đảng chính trị ở chỗ: chúng đều tác động đến chính quyền trong quá trình hoạch định chính sách, nhưng nhóm áp lực lại có điểm khác biệt rất căn bản với các đảng chính trị ở chỗ: nó không có mục tiêu hướng tới giành quyền lực (như: Quyền kiểm soát chính phủ), cũng không có mục tiêu đa ra danh sách các ứng cử viên trong các cuộc tranh cử vào các cơ quan quyền lực công. Nhóm áp lực cũng khác căn bản với các tổ chức xã hội-nghề nghiệp ở chỗ hoạt động của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp không nhằm vào các mục tiêu chính trị, hay nói cách khác, hoạt động của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp là những hoạt động phi chính trị, không có liên quan tới chính phủ (nh các câu lạc bộ thể thao, các hội phụ huynh học sinh, các tổ chức từ thiện…). Sự phân biệt giữa các nhóm áp lực và các nhóm khác chính là xuất phát từ cường độ của sự tác động qua lại giữa nó với những thể chế nhà nước. Điều đó còn cho thấy rằng, một nhóm ít có liên hệ đến chính trị có thể trở thành một nhóm áp lực khi nó tự huy động đợc những lợi thế để ảnh hưởng đến chính quyền. Về phần mình, một nhóm áp lực cũng có thể trở thành một đảng khi nó không chỉ giới hạn hoạt động của mình ở việc ảnh hưởng đến chính quyền mà còn mở rộng ra việc giành chính quyền và điều hành nó.

Nguyên nhân ra đời

Sự hình thành các nhóm là hiện tượng chung, mang tính tự nhiên của tất cả các xã hội. “Từ nhóm gia đình ít nhiều mở rộng thành bộ lạc hay nhóm sắc tộc, từ nhóm không thành hình đến tổ chức có cấu trúc mạnh mẽ, tính đa dạng và khác nhau của các phương thức tập hợp và tác động qua lại của cá các nhân là rất nhiều”2. Đặc biệt, trong các nước tư bản phát triển, do khoa học công nghệ và phân công lao động ở trình độ cao, theo hướng chuyên môn hoá ngày càng sâu, nhiều nhóm lợi ích hình thành trong xã hội. Trong khi đó, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội cũng ngày càng lớn; nhà nước can thiệp tích cực vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các chính sách công. Do nhà nước tư sản đại diện cho lợi ích của thiểu số, và do sự can thiệp tích cực của nhà nước là nhân tố kích thích phát triển ở mặt này nhưng đồng thời lại kìm hãm sự phát triển trên các mặt khác nên dẫn đến hình thành các nhóm áp lực khác nhau nhằm gây sự ảnh hưởng đối với nhà nước để tạo điều kiện có lợi cho mình.

Trong các nền chính trị dân chủ tư sản, sự tồn tại và hoạt động của các nhóm áp lực trong khuôn khổ luật pháp đợc coi như một hình thức thể hiện của nền dân chủ. Các thiết chế, thể chế nhà nước tạo cơ hội cho các nhóm áp lực gây ảnh hưởng tới các cơ quan quyền lực công trong quá trình hoạch định chính sách có liên quan đến lợi ích của các nhóm. ở Mỹ, các nhóm áp lực đợc coi là một yếu tố cơbản của nền dân chủ đa nguyên. ở các nước Châu Âu thì khác, dù có những lúc bị phê phán kịch liệt, dù sự tồn tại của các nhóm đã chuyển đổi từ quan điểm tập đoàn xã hội sang chủ nghĩa tập đoàn mới, các nhóm áp lực không biểu hiện nhiều ở khía cạnh chủ nghĩa đa nguyên, mà nó chỉ là “những bánh xe của nhà nước”, tức nó là “sự đại diện những lợi ích có tổ chức” bổ sung cho sự đại diện chính trị truyền thống dựa trên phổ thông đầu phiếu (sự đại diện của Nghị viện)3. Do vậy, ngày nay các nhóm áp lực cũng vẫn là phổ biến ở các nước Châu Âu.

Tất cả các tổ chức trong hệ thống quyền lực công, từ các cơ quan lập pháp, hành pháp đến tư pháp, từ các cơ quan nhà nước trung ương đến các cơ quan nhà nước địa phương và các quan chức có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan tới việc quyết định các chính sách công, cũng phải dựa vào các nhóm lợi ích nào đó mới có thể đạt mục tiêu giành quyền lực. Chẳng hạn, việc tranh cử vào nghị viện hay các hội đồng dân biểu địa phương. Điều đó càng tạo nhiều cơ hội để các nhóm áp lực tiếp cận gây áp lực nhằm đạt các mục tiêu lợi ích của nhóm.

Vai trò của các nhóm áp lực trong đời sống chính trị các nước tư bản

– Là bộ phận của các tổ chức chính trị, là lực lượng bổ sung cho hệ thống các đảng chính trị trong vai trò kiềm chế, đối trọng với chính phủ, các nhóm áp lực không cho phép chính phủ hoàn toàn tự do trong hoạch định các chính sách. Do đó, nó là một trong những cầu nối, là kênh liên lạc giữa các nhóm công chúng mà nó đại diện với chính quyền. Với vai trò đó, nhóm áp lực là bộ phận của bộ ba quyền lực: Đảng chính trị, các quan chức và nhóm áp lực mà thường đợc gọi là Tam giác quyền lực. Chính vì thế, Tam giác quyền lực này có vai trò như một Nhà nước, một “Nhà nước trong Nhà nước”4, chúng liên kết với nhau để chi phối mọi mặt của đời sống xã hội.

– Các nhóm áp lực là những tổ chức chính trị đại biểu cho lợi ích của các nhóm công chúng khác nhau, trong quan hệ gây áp lực với các cơ quan quyền lực công, thông qua việc đa ra các kiến nghị, các đề xuất trước khi các cơ quan này đi đến quyết định chính thức, nên chúng đóng một vai trò rất tích cực trong việc hoạch định các chính sách công. Những nhóm áp lực càng có thế lực kinh tế lớn thì ảnh hưởng của nó cũng càng lớn.

– Bên cạnh những mặt tích cực, sự hiện diện của các nhóm áp lực cũng chứa đựng những mặt trái trong đời sống chính trị. Đó là tính cục bộ, địa phương. Do dựa trên nền kinh tế thị trường phát triển cao, do nền kinh tế đa sở hữu nhưng sở hữu tư nhân, tư bản là nền tảng của chế độ chính trị- xã hội tư bản, và do hình thành quá nhiều các nhóm lợi ích riêng mà các nhóm mục tiêu có lợi ích đan xen chằng chịt, thậm chí mâu thuẫn với nhau, bất chấp những lợi ích công. Do đó, nó có thể gây ra những thiệt hại, hay cản trở chính phủ trong quá trình thực hiện các lợi ích công cộng. Mặt khác, nó còn là môi trường cho tham nhũng, hối lộ sau hậu trường chính trị. Trong những trường hợp nào đó, hoạt động của nhóm áp lực có thể bị đẩy tới việc sử dụng bạo lực, dẫn tới rối loạn chính trị, cản trở sự phát triển bình thường của xã hội.

Phân loại các nhóm áp lực

a) Cách phân loại thứ nhất, căn cứ vào tính chất tổ chức của các nhóm áp lực, có thể phân thành các nhóm áp lực sau:

– Các nhóm áp lực có tính thể chế. Đây là những nhóm áp lực hoặc thuộc các tổ chức của chính các cơ quan hành chính nhà nước, hoặc của các quan chức nhà nước (các tổ chức cung cấp dịch vụ công, đồng thời nhận các dịch vụ công), có ảnh hưởng chính trị rất mạnh tới chính sách nhà nước. Chẳng hạn như: Hội các thị trưởng thành phố lớn ở Pháp, Hội của những quan chức thủ đô ở Anh, Hội các thành phố ở Đức, Hội các vùng ở Italia…

– Các nhóm hợp tác. Đây là những nhóm cùng chung sức để gây áp lực với nhà nước thực hiện các mục tiêu lợi ích chung, phân tán trong cả cộng đồng, chẳng hạn như đòi giải quyết các vấn đề về việc làm, lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, chống vũ khí hạt nhân…

b) Cách phân loại thứ hai, dựa vào các chủ thể là thành viên của các nhóm, có nhiều nhóm áp lực khác nhau bao gồm:

– Những tổ chức của giới chủ, là những tổ chức áp lực đại diện cho nhiều nhà sản xuất- thương mại lớn, có áp lực rất mạnh tới nhà nước do nó nắm một phần lớn của cải của xã hội. Thí dụ, ở Đức có Hiệp hội những người thuê công nhân, Liên đoàn các phòng thương mại, Liên đoàn kỹ nghệ…

– Các tổ chức công đoàn, là các tổ chức gây áp lực không chỉ với chính phủ, mà còn gây áp lực với giới chủ và với nhau.

Theo cách phân loại này còn có thể kể tên nhiều loại nhóm áp lực khác: các nhóm áp lực của phụ nữ, các nhóm áp lực đại diện cho giới luật gia, các nhóm chủ trang trại…

c) Cách phân loại thứ ba, căn cứ vào mục tiêu của các nhóm áp lực, có thể phân các nhóm áp lực thành hai loại cơ bản: Các nhóm lợi ích và các nhóm khuếch trương5.

– Các nhóm lợi ích là các nhóm áp lực mà mục tiêu của nó quan tâm trước hết đến lợi ích của chính các thành viên trong nhóm. Với đặc trưng đó, các nhóm lợi ích về kinh tế có thế lực rất lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gây ảnh hưởng tới các cơ quan quyền lực nhà nước. Trong các nước tư bản, các nhóm lợi ích tồn tại phổ biến dới hình thức các Hiệp hội trong tất các các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, lao động, y tế, giới luật sư, người về hưu. Nhiều nhóm lợi ích có quy mô rất lớn với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu thành viên. Thí dụ ở Mỹ có: Hiệp hội các nhà chế tạo Quốc gia (NAM), có tới 13.500 thành viên tham gia, sản xuất 3/4 sản lượng công nghiệp quốc gia; Phòng thương mại Mỹ là nhóm phát ngôn đại diện cho 18.000 nhà kinh doanh, trong đó có nhiều thành viên là những tập đoàn thương mại lớn nhất. Ngoài ra còn có Liên đoàn lao động Mỹ, các hiệp hội y tế, nông trại, luật sư…

– Các nhóm khuếch trương là các nhóm áp lực mà trong mục tiêu của nó là hướng tới các mục tiêu lợi ích chính trị của cả cộng đồng xã hội hơn là lợi ích chính trị của chính các thành viên tham gia của nhóm. Chẳng hạn, các mục tiêu chính trị chủ yếu của các nhóm áp lực này là: Cải cách hệ thống quản lý nhà nước, cải cách thể chế bầu cử, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ các quyền trẻ em… Hình thức tổ chức của các nhóm áp lực này là các Liên đoàn, Liên minh, các Tập đoàn, các Hiệp hội. Mỗi tổ chức ấy cũng có rất nhiều thành viên tham gia.

II. Phương pháp hoạt động của các nhóm áp lực

Đóng vai trò kiềm chế, đối trọng với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu lợi ích của nó, các nhóm áp lực có thể thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Việc áp dụng phương pháp hành động nào là tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Mục đích của nhóm áp lực đang theo đuổi; địa vị của nhóm do quy mô của nhóm quyết định; khả năng tài chính, năng lực của các nhà lãnh đạo nhóm áp lực cũng như mối quan hệ của nó với chính quyền trong các nhà nước khác nhau quyết định.

Có thể kể ra các phương pháp hành động gây áp lực chủ yếu sau đây:

Tiếp cận với chính quyền

Đây là hình thức hoạt động cơ bản nhất của các nhóm áp lực. Một trong những cách thức tiếp cận chủ yếu và quan trọng nhất là thông qua “vận động hành lang”. Vận động hành lang là biện pháp gây áp lực thông qua đông đảo các nhà vận động chuyên nghiệp và nghiệp d trong các tổ chức của chính phủ và tổ chức tư nhân để đa ra các kiến nghị với chính phủ. Những biện pháp này đợc nhà nước cho phép. Tổ chức vận động hành lang tập trung vào các mục tiêu cầu nối chuyển đến các cơ quan quyền lực (hay quan chức) nào đó những kiến nghị, những thông tin có sức thuyết phục của nhóm áp lực và vận động, thuyết phục chính phủ thực hiện; gây ảnh hưởng để thay đổi, sửa đổi chính sách; nắm bắt thông tin; cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách.

Vận động hành lang không chỉ là biện pháp riêng của các nhóm áp lực, mà còn là biện pháp quan trọng của các tổ chức nước ngoài, của các cơ quan hành pháp trong quan hệ với nghị viện, của các cơ quan quyền lực địa phương trong quan hệ với các cơ quan quyền lực trung ương. Những tổ chức, cơ quan đó thường cử đại diện thường xuyên nằm cạnh các trung tâm quyền lực để theo dõi việc thực hiện các lợi ích của họ. Việc hướng tới các mục tiêu lợi ích thông qua vận động hành lang tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng của các tổ chức và nhà vận động hành lang, trước hết là mức độ am hiểu tường tận cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, đặc biệt đối với cơ chế xây dựng các quyết sách trong các cơ quan quyền lực nhà nước, và thứ hai là khả năng thực hiện các mối liên hệ của các nhà vận động hành lang với các nhà hoạch định chính sách. như thế, những nhà vận động hành lang có năng lực nhất thường là những quan chức làm việc lâu năm trong các tổ chức công quyền, có nhiều kiến thức, có kinh nghiệm. Cũng vì yếu tố này, có nước, như Mỹ quy định: chỉ có những quan chức thôi làm việc ở nhiệm sở của nhà nước mới đợc thực hiện các việc vận động hành lang.

Nói chung, sự tiếp cận của các nhóm lợi ích là dễ dàng nếu những nhóm lợi ích này là những nhóm có tính thể chế, những nhóm có thế lực. Những nhóm nhỏ bị gạt ra ngoài lề sẽ gặp khó khăn, chỉ còn cách hoặc là phục tùng những đòi hỏi của chính quyền, hoặc là thực hiện những phương pháp bị lên án (như phá công sở, biểu tình…). Sự tiếp cận này còn phụ thuộc vào các chính quyền khác nhau cũng như những đòi hỏi của các nhóm lợi ích.

Sử dụng tài chính để gây ảnh hưởng đến chính quyền

Đây là một trong những phương pháp hành động rất quan trọng hiện nay của các nhóm áp lực. Nổi lên trong các hành động đó là việc sử dụng tài chính để vận động tranh cử. Bởi vì, họ đều hiểu rất rõ rằng, nếu trong các cơ quan dân cử có những người đồng chí hướng với họ, có cùng chung định hướng lợi ích với họ thì sẽ rất có lợi trong việc thực hiện các mục tiêu lợi ích của nhóm. Chính vì thế, mặc dù các nhóm áp lực không giới thiệu người ra tranh cử, nhưng họ lại rất quan tâm đến việc khuếch trương thanh thế, uy tín của các nhà chính trị thân thiện, góp phần đánh bại các nhà chính trị có tư tưởng đối lập về lợi ích trong tranh cử để thực hiện các lợi ích của nhóm. Trong một số nước tư bản, ngoài số tiền đợc cấp từ ngân sách, số tiền ủng hộ (tài trợ) của các nhóm áp lực cho các ứng cử viên thân thiện tranh cử vào các cơ quan quyền lực dân cử nhiều khi là rất lớn và thường đợc thực hiện thông qua một số tổ chức chính trị đảm nhiệm, như các Uỷ ban hành động chính trị (PAC). Năm 1991, ở Mỹ có tới 4.094 PAC đảm trách việc quyên góp ủng hộ tài chính cho các ứng cử viên và năm 1990, các PAC đã chi 149,7 triệu USD cho các ứng cử viên trong cuộc tranh đua vào Quốc hội và Nhà trắng, trong khi đó, năm 1980 chỉ tốn có 55,2 triệu USD6. Số tiền đó đợc sử dụng cho việc tuyên truyền, vận động, và kể cả việc “mua bán cử tri”. Để hạn chế sự tác yêu, tác quái của đồng tiền từ các nhóm áp lực trong vận động tranh cử, một số nước phải đa ra luật giới hạn các đóng góp trực tiếp từ các nhóm áp lực.

Những biện pháp tài trợ vận động tranh cử hỗ trợ rất hữu hiệu, tạo áp lực mạnh, góp phần cho thực hiện mục tiêu tranh cử cũng như các mục tiêu ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn gốc của nhiều tiêu cực. Nhiều nhóm áp lực lợi dụng đồng tiền để lung lạc, hối lộ các cơ quan trung ương và những nhân vật nổi tiếng. Thông qua tài trợ vận động tranh cử, các cơ quan quyền lực công, từ lập pháp đến hành pháp và thậm chí cả tư pháp trở thành miếng đất bị nhiều nhóm áp lực, nhóm lợi ích kiểm soát, chi phối.

Sử dụng công cụ toà án

Nói chung, các nhóm áp lực thông qua nhiều hình thức để gây ảnh hưởng đến toàn bộ thể chế nhà n- ước, từ lập pháp, hành pháp cho đến tư pháp. Trong các lĩnh vực đó, nhiều nước ngày nay (nh Mỹ) rất quan tâm đến toà án và coi đó như là một công cụ để gây áp lực. Toà án không có khả năng quyết định huỷ bỏ hay sửa đổi chính sách, cũng như không có khả năng loại trừ một lực lượng chính trị nào đó ra khỏi cơ quan lập pháp hay hành pháp, nhưng kết luận của toà án lại có ảnh hưởng nhất định đến chính sách, đến một quyết định nào đó của nhà nước. Chẳng hạn, nếu Toà án Hiến pháp phán quyết một quyết định nào đó của cơ quan nhà nước là không hợp hiến, không hợp pháp thì cơ quan ban hành văn bản đó không thể không xem xét lại, điều chỉnh hoặc sửa đổi lại cho phù hợp. Điều này cũng bắt nguồn từ một lý do, đó là mỗi cơ quan quyền lực, mỗi cá nhân trong bộ máy quyền lực, một mặt muốn đa ra những cải cách, nhưng mặt khác lại không muốn vì những cải cách ấy mà lại bị chỉ trích hoặc mất quyền, và do đó, tốt nhất là đa ra một quyết định có tính dung hoà các lợi ích, tức là xu hướng muốn duy trì hiện trạng. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với vô vàn các quan hệ lợi ích kinh tế đa dạng chồng chéo, rất dễ bị thôn tính, thì vai trò của toà án trong việc bảo vệ lợi ích cho đương sự là rất cần thiết. Vì vậy ở Mỹ, các nhóm áp lực đều coi sử dụng toà án là một chiến lược để hướng tới đạt các lợi ích kinh tế, và họ thấy cần thiết phải có người đại diện cho lợi ích của họ tại phiên toà.

Các biện pháp gây áp lực khác

Bên cạnh những biện pháp quan trọng để gây áp lực trên đây, các nhóm áp lực còn sử dụng các biện pháp khác nếu thấy cần thiết, như:

+ Trưng cầu ý dân;
+ Tiến hành các cuộc biểu tình, khiếu kiện theo khuôn khổ pháp luật cho phép;
+ Gây áp lực thông qua việc nắm bắt thông tin, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Liên kết, hợp tác với một hay một số đảng chính trị, đây là một biện pháp rất đợc quan tâm.
+ Nếu cần, có thể sử dụng bạo lực, gây rối loạn buộc các trung tâm quyền lực phải xuống thang đáp ứng yêu cầu của họ.

Sự kiểm soát của nhà nước đối với các nhóm áp lực

Mặc dù trong các nền chính trị tư sản có rất nhiều cơ hội cho việc tồn tại cũng như để các nhóm áp lực phát huy vai trò của nó, song, nhà nước cũng có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn cản, điều chỉnh hoặc làm giảm các áp lực của các nhóm này, thể hiện thông qua các biện pháp sau:

Nhà nước ấn định các quy tắc xử sự cho các nhóm áp lực

Để hạn chế những vụ lợi dụng và những tiêu cực khác trong hoạt động của các nhóm áp lực, các nước thường phải đa ra những quy định cho các tổ chức này. ở Cộng hoà Liên bang Đức, Đạo luật ngày 21/09/1972 quy định các nhóm lợi ích phải đăng ký với Chủ tịch Quốc hội liên bang nói rõ lý do xã hội, cơ cấu của mình, tên của những người lãnh đạo và đại diện. Đổi lại, những đại diện của nhóm có thể đến Nghị viện, có những tiếp xúc cần thiết và đợc mời khi cần tham gia các cuộc nói chuyện của các Uỷ ban của Quốc hội. ở Mỹ, sau những vụ bê bối trong những cuộc “vận động hành lang”, năm 1935, Quốc hội đã thông qua đạo luật sử dụng tài sản công cộng quy định buộc những “người vận động hành lang” đại diện cho những công ty cổ phần phải đăng ký trước Quốc hội. Đến năm 1946, Đạoluật về việc tổ chức lập pháp ra đời, trong đó có Điều III quy định tổng quát về quy trình “vận động hành lang”7.

Nhất thể hoá các nhóm lợi ích

Ngoài việc kiểm soát gián tiếp thông qua những quy định đối với các nhóm áp lực, các nhà nước tư sản còn trực tiếp điều chỉnh hay làm giảm bớt áp lực của các nhóm bằng cách nhất thể hoá các quyết định và nhất thể hoá về tổ chức.

Nhất thể hoá các quyết định đợc hiểu là chính quyền khi quyết định một vấn đề nào đó đều hỏi ý kiến các nhóm áp lực để tạo nên một sự thống nhất giữa chính quyền và nhóm áp lực. Ví dụ ở Mỹ, trong các cuộc điều trần, các Uỷ ban của nghị viện có thể lắng nghe những nhóm lợi ích bị một dự luật làm cho tổn hại. ở Pháp, Đức, Italia, việc hỏi ý kiến thông qua các Uỷ ban, cuộc tiếp xúc, hội nghị cũng diễn ra phổ biến. ở Italia, rất nhiều các Uỷ ban chuyên gia đợc lập ra để giúp đỡ cho các cơ quan hành chính trung ương và địa phương.

Nhất thể hoá về tổ chức thể hiện thông qua các hình thức sau: Những người đại diện cho các nhóm áp lực tham gia vào trong chính quyền. Tiếp theo là sự ra đời của các uỷ ban đại diện là các nhóm lợi ích, như Uỷ ban kinh tế ở Italia và Pháp để góp ý cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế. Sau này, các cơ quan tư nhân của các nhóm tự cho mình những đặc quyền công cộng như Công đoàn nông nghiệp ở ý những năm 70 đợc quyền quản lý những cơ quan bảo trợ xã hội cho những người lao động thất nghiệp. Một trường hợp rất đặc biệt là giới thầy thuốc hay luật s ở Pháp, Đức có nhiệm vụ bảo vệ sự tôn trọng những tiêu chuẩn về việc tuyển công nhân và điều kiện lao động8.

————————————

Chú thích:

1. PGS, TS Đỗ Lộc Diệp, Chủ biên, Hoa Kỳ – Tiến trình văn hoá chính trị. Chương VI. Hoạt động chính trị của các nhóm áp lực. NXB KHXH, Hà Nội 1999. Tr 427.
2. YVES MENY, Chính trị học so sánh – (Về các nền dân chủ Mỹ, Pháp, Anh, Italy). Chương III- Những nhóm lợi ích. NXB Montchrestien – 1991, Bản dịch tiếng Việt của Chương trình KH-CN: KX-05, 1995. Tr.35.
3. Sđd.
4. Tài liệu giảng dạy Chính trị học, bài Tổ chức hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển chủ yếu ngày nay. Mục 4. Các tổ chức (các nhóm) lợi ích và sự hình thành Tam giác quyền lực. Viện khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. NXB CTQG, 1999, Tr 368-369.
5. PGS, TS Đỗ Lộc Diệp, Chủ biên, Hoa Kỳ – Tiến trình văn hoá chính trị. Chương VI. Hoạt động chính trị của các nhóm áp lực. NXB KHXH, Hà Nội 1999. Tr 427, 430.
6. PGS, TS Đỗ Lộc Diệp, Chủ biên, Hoa Kỳ – Tiến trình văn hoá chính trị. Chương VI. Hoạt động chính trị của các nhóm áp lực. NXB KHXH, Hà Nội 1999. Tr 435.
7. YVES MENY, Chính trị học so sánh – (Về các nền dân chủ Mỹ, Pháp, Anh, Italy). Chương III- Những nhóm lợi ích. NXB Montchrestien – 1991, Bản dịch tiếng Việt của Chương trình KH-CN: KX-05, 1995. Tr.59-60.
8. YVES MENY, Chính trị học so sánh – (Về các nền dân chủ Mỹ, Pháp, Anh, Italy). Chương III- Những nhóm lợi ích. NXB Montchrestien – 1991, Bản dịch tiếng Việt của Chương trình KH-CN: KX-05, 1995. Tr.61.

Theo LAPPHAP.VN

Tags: , , ,