Ẩn số về vụ phi công chiến đấu Trung Quốc đào thoát sang Việt Nam năm 1979

Ngày 15/4/1979, vào thời gian khoảng 01:00 trưa, tại một đơn vị không quân Trung đoàn 18 Sư đoàn không quân số 52 ở Thiểm Tây Trung Quốc, phi công Lý Trường Diêm “đi theo tiếng gọi của Việt Nam”

Ẩn số về vụ phi công chiến đấu Trung Quốc đào thoát sang Việt Nam năm 1979

Viên phi công này đã đã đánh cắp máy bay chiến đấu J-6 mang số hiệu 30398 bay hướng về Việt Nam. Được biết đây là một phi công có thành tích suất sắc và nhận được nhiều huy chương và bằng khen trong huấn luyện và chiến đấu.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin: Ngày 15/4/1979 vào buổi trưa, sau khi thay đổi ca trực của bảo vệ sân bay quân sự tại Quảng Tây, một người lính gác trẻ đang làm nhiệm vụ phát hiện một nhân viên mặc đồng phục đang đi về phía sân bay. Mặc dù anh không hiểu đang xảy ra chuyện gì , nhưng anh cũng không có sự cảnh giác cao. Có khá nhiều bộ phận khác nhau đóng quân tại đây, hơn nữa là lính trẻ nên không quen biết nhiều, vì có nhiều đơn vị và bộ phận cùng có mặt tại đây. Khi phát hiện chiếc may bay lăn bánh, nhiều quân nhân đã nổ súng ngăn cản nhưng không thành công.

Vì cất cánh không có nhân viên mặt đất dùng xe kéo trên đường băng nên anh ta buộc phải tự khởi động và tự cất cánh, để tránh sự theo dõi và bám sát của máy bay chiến đấu không quân Trung Quốc, Lý buộc phải bay ở mức độ ổn định nhưng để tránh radar quân sự, sau vài phút cất cánh Lý buộc phải giảm độ cao bay sát địa hình vùng biển vịnh Bắc Bộ, nhưng trong khoảng 10 phút sau radar Trung Quốc đã phát hiện và cử 4 máy bay chiến đấu J-7 rượt theo sau, do phải giảm độ cao quá thấp, chiếc J-6 đã đâm vào ngọn núi cách Hải Phòng 80 km…

Theo một số tài liệu của Trung Quốc, phòng không Việt Nam đã báo động sẵn sàng chiến đấu, có cả các chuyên gia Liên Xô đánh giá về tình huống này.

Một số nguồn tin cho rằng do mâu thuẫn nội bộ nên phi công Trung Quốc mới gây nên sự việc

 Shenyang J-6 (tên mã NATO Farmer – Nông dân) là một phiên bản của loại máy bay tiêm kích MiG-19 ‘Farmer’ của Liên Xô do Trung Quốc chế tạo.

Dù MiG-19 chỉ phục vụ trong một thời gian ngắn trong biên chế của quân đội Liên Xô, nhưng Trung Quốc lại rất thích loại máy bay này vì sự nhanh nhẹn, cơ động, uy lực vũ khí mạnh, nên đã sản xuất nó từ năm 1958 tới năm 1981. Đến cuối năm 2005, J-6 không còn được sử dụng trong các nhiệm vụ chiến đấu nữa, nhưng phiên bản huấn luyện vẫn được sử dụng.

J-6 bị xem như đồ “dùng một lần” và nó chỉ vận hành được liên tục trong 100 giờ bay (hay khoảng 10 phi vụ) trước khi tiến hành đại tu.

.

Theo DEFENCEVN

Tags: ,