9 cách người Thụy Điển bảo vệ môi trường rất đáng học tập

Ở Thụy Điển, 99% rác thải của các hộ gia đình được tái chế bằng cách này hay cách khác. Thụy Điển cũng chiếm thị phần cao nhất về năng lượng tái tạo ở châu Âu.

9 cách người Thụy Điển bảo vệ môi trường rất đáng học tập

99% rác thải hộ gia đình được tái chế

Thật tuyệt với nếu không lãng phí rác thải của bất kỳ hộ gia đình nào phải không? Nếu mỗi vật thải được chuyển thành một thứ gì đó – những sản phẩm mới, nguyên liệu, khí ga hay ít nhất là nhiệt năng? Thụy Điển gần như đã làm được điều này. Hơn 99% rác thải của các hộ gia đình được tái chế bằng cách này hay cách khác. Điều này có nghĩa là Thụy Điển đã thành công trong cuộc cách mạng tái chế trong nhiều thập kỷ qua khi so với chỉ có 38% rác thải của các hộ gia đình được tái sử dụng năm 1975.

Mang túi nylon, chai nhựa để đổi lấy tiền

Có chuyện gì khi thấy những người Thụy Điển mang những túi chất đầy đồ bên trong tới cửa hàng? Đó là để lấy lại tiền, một khoản tiền phải trả trước mỗi lần mua một lon hay chai làm bằng vật liệu PET. Năm ngoái, 1,85 tỉ lon và chai, hay 85% số này được bán ra, đã được tái chế bằng cách sử dụng các máy bán hàng ngược.

Hiện nay, các trạm tái chế bắt buộc phải được đặt không xa hơn các khu dân cư 300 mét. Hầu hết mọi người Thụy Điển đều phân loại rác tái chế ở nhà và bỏ vào các thùng đặc biệt trong các khu chung cư hoặc mang tới các trạm tái chế.

Năng lượng xanh cao nhất châu Âu

Thụy Điển chiếm tỉ phần cao nhất về năng lượng tái tạo trong số các quốc gia EU – 54% năm 2016.

Stockholm – thành phố bền vững:

Giữa những năm 90, Stockholm đã quyết định biến khu công nghiệp Hammarby thành nơi đi đầu trong phát triển thành phố bền vững. Sự bền vững được gắn kết với tất cả các lĩnh vực của khu dân cư mới Hammarbyjöstad, từ mạng lưới điện thông minh tới vận tải công cộng, thân thiện với xe đạp và quản lý rác thải.

Xe buýt chạy từ gió và nước:

Một hệ thống giao thông công cộng tốt là điều luôn cần thiết với bất kỳ thành phố nào có các mục tiêu bền vững. Ở Thụy Điển, công việc biến giao thông công cộng thành điều hiển nhiên và là sự lựa chọn sạch nhất đã được đưa vào lịch trình trong nhiều thế kỷ. Ở Gothenburg, những chiếc xe buýt chạy bằng điện hoàn toàn sản xuất từ gió và nước và những chiếc xe này tiết kiệm năng lượng hơn 80% so với các xe chạy bằng dầu diesel thông thường trên các đường phố ở Gothenburg. Những chiếc xe buýt này đã đoạt Giải thưởng Mặt trời châu Âu năm 2015 trong lĩnh vực Giao thông và Di chuyển. Giải thưởng Mặt trời châu Âu là giải của Hiệp hội Năng lượng Tái tạo châu Âu tặng các dự án khuyến khích chuyển sang sử dụng năng lượng bền vững.

Nhà có tường, cửa sổ và ban công có thể di chuyển

Vallastaden là một khu dân cư bền vững ở khu thành phố đại học Linköping, đưa vào sử dụng năm 2017. Khu dân cư này sử dụng nhiều gỗ thân thiện với môi trường hơn để làm khung nhà thay vì dùng bê-tông. Một tòa nhà thí điểm bốn tầng được vẽ và thiết kế với mục đích khuyến khích thay đổi theo thời gian – tường trong nhà, thậm chí cửa sổ và cửa ban công có thể được di chuyển tới bất kỳ chỗ nào muốn mà không tốn mấy công sức.

Con đường đầu tiên cho phép xe điện nạp năng lượng khi đang di chuyển

Con đường đầu tiên trên thế giới cho phép các xe chạy bằng điện nạp điện khi đang di chuyển đã được hoàn thành ở Thụy Điển. Đoạn đường ray dài 1,2 dặm đã được xây thành đường công cộng ngay ngoại ô Stockholm và đã có các kế hoạch để mở rộng dự án này ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Đường điện hoạt động bằng cách truyền năng lượng từ thanh ray qua đoạn tiếp xúc di động gắn dưới gầm xe hơi hoặc xe tải điện. Thanh ray được kết nối với mạng điện lưới và được chia thành các vùng chỉ hoạt động khi có xe di chuyển qua.

Quần jeans có thể bền hơn?

Thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Nếu quần áo có thể được dùng bền hơn ba lần, tác động tới hậu sẽ giảm tới 65%. Chọn quần áo cũ sẽ giảm tới 70% tác động tới khí hậu của quần áo. Vậy hãy bảo đảm là bạn cho, bán, quyên góp và tái chế quần áo của mình thay vì biến chúng thành rác khi bạn không dùng nữa.

Xã hội không dùng tiền mặt

Hãy hỏi bất kì người Thụy Điển lần cuối họ thanh toán cho một cái gì đó bằng tiền mặt. Câu trả lời là tuần trước hoặc tháng trước. Thanh toán kỹ thuật số qua thẻ hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động rất phổ biến và có độ tin cậy cao, vì thế nhiều người Thụy Điển không còn mang theo tiền mặt nữa. 80% của tất cả các giao dịch tại Thụy Điển được thực hiện bằng thẻ. Ngay cả trẻ em cũng đã bắt đầu học cách sử dụng thẻ ghi nợ.

Theo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG

Tags: ,