6 điều khiến người thông minh khổ sở trong cuộc sống

Các nhà tâm lý nêu và lý giải 6 lý do khiến người thông mình thường cảm thấy buồn và thất vọng.

6 điều khiến người thông minh khổ sở trong cuộc sống

1. Suy nghĩ quá nhiều: Phần lớn người thông minh có xu hướng suy nghĩ quá nhiều. Họ luôn phân tích mọi suy nghĩ, ý kiến, hành động của bản thân và người khác. Thậm chí, họ để tâm đến mọi thứ xảy ra xung quanh mình. Theo phân tích của nhà tâm lý học Susan Nolen-Hoeksema, 50-75% người thông minh ở độ tuổi trưởng thành có thói quen suy nghĩ quá mức. Điều này ảnh hưởng đến năng suất làm việc, khả năng sáng tạo, chất lượng giấc ngủ và thói quen ăn uống của con người. Ngoài ra, nó cũng khiến nhiều người căng thẳng và thường xuyên lo lắng.

2. Tiêu chuẩn quá cao: Người thông minh biết mình muốn gì và nên làm gì. Vì thế, họ không hài lòng với những điều thấp hơn tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác, họ không hài lòng với những thành tựu và mối quan hệ đạt được trước đó. Đó là lý do người thông minh luôn làm việc chăm chỉ và không ngừng hướng đến những tiêu chuẩn, mục tiêu mới. Mặt trái của điều này là khi đối diện với những vấn đề trái với mong muốn, họ sẽ cảm thấy thấy vọng và không ngừng trách bản thân.

3. Mong đợi quá nhiều: Những người thông minh có thể làm tốt ở nhiều lĩnh vực, điều đó khiến họ mong đợi bản thân làm được những điều lớn lao hơn. Khi kỳ vọng quá nhiều vào bản thân, cuộc sống, con người dễ bị ám ảnh bởi những điều trong tương lai, dẫn đến suy nghĩ quá mức, thất vọng, chán nản. Nói cách khác, những người thông minh thường tự làm khổ mình bằng cách mong đợi và đặt mục tiêu quá lớn. Ngược lại, những người không có định hướng, mục tiêu thường cảm thấy hài lòng với bản thân và cuộc sống.

4. Quá nghiêm khắc với bản thân: Những người IQ cao luôn cố gắng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống. Nhưng khi đã hoàn thành, họ vẫn cảm thấy bản thân chưa chưa đủ cố gắng. Họ thường nghĩ và đổ lỗi cho bản thân khi đã phạm phải những sai lầm trong quá khứ. Khi quá khắt khe với chính mình, người thông minh có xu hướng cảm thấy tội lỗi, thất vọng. Điều này có thể “đầu độc” niềm vui, hạnh phúc của mỗi người.

5. Khó được người khác thấu hiểu: Con người đều mong muốn được hiểu và chấp nhận, kể cả những người thông minh. Họ luôn mong tìm được những người bạn chung chí hướng, cùng lý tưởng. Tuy nhiên, phần lớn người thông minh khó tìm được những người có hiểu hiểu và sẵn sàng kết nối với họ. Đôi khi, cách diễn đạt và bày tỏ của họ khiến người khác hiểu lầm, dẫn đến những tình huống khó xử.

6. Dễ gặp các vấn đề tâm lý: Trong một nghiên cứu được công bố trên Intelligence Magazine, nhà nghiên cứu Ruth Karpinski tại Đại học Pitzer (Mỹ) đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với những người thông minh thuộc top 2% cao nhất của tổ chức Mensa. Kết quả cho thấy hơn 26% người từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực, 20% khác từng mắc chứng rối loạn lo âu. Để lý giải điều này, nhóm nghiên cứu đã vận dụng thuyết siêu trí tuệ/siêu cơ thể. Qua đó, họ nhận thấy các vấn đề tâm lý có liên quan đến việc suy nghĩ quá mức. “Điều này có nghĩ chỉ số IQ cao cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với các vấn đề về tâm lý, cảm xúc”, bà Harpinski nói.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Tags: