10 cách hữu dụng để dẹp căng thẳng, sống tích cực

80% nhân viên văn phòng cảm thấy căng thẳng trong công việc và gần một nửa nói rằng họ cần giúp đỡ học làm thế nào để quản lý căng thẳng đó.

10 cách hữu dụng để dẹp căng thẳng, sống tích cực

“Stress là một điều tốt. Đúng vậy, bạn không đọc nhầm đầu. Tôi đang nói rằng căng thẳng có thể là một thứ tốt nhưng như bất cứ điều gì khác nó có thể trở nên nguy hiểm khi vượt quá mức và bắt đầu tấn công vào tinh thần và thể chất của bạn”, Harry Edelson- nhà quản lý hãng Edelson Technology Partners đồng thời là một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết. Ông là một nhà đầu tư có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và đầu tư. Harry được bạn bè và gia đình gọi với biệt danh “Happy Harry” bởi cách ông đối phó với căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và suy nghĩ tích cực.

Theo Viện nghiên cứu căng thẳng Mỹ, 80% nhân viên cho biết họ cảm thấy căng thẳng trong công việc và gần một nửa nói rằng họ cần giúp đỡ học làm thế nào để quản lý căng thẳng đó. Sau đây là chiến thuật được Harry duy trì áp dụng và thành công ngay cả khi làm việc trong ngành đầy căng thẳng như tài chính trong hơn 40 năm.

Sử dụng tư duy tích cực và tự tích cực

Có một điều dễ dàng đến ngạc nhiên rằng bạn có thể loại bỏ suy nghĩ tiêu cực chỉ bằng cách tập trung vào những hình ảnh, sự kiện hay ý tưởng tích cực. Sử dụng những suy nghĩ tích cực và hình ảnh này để xây dựng sự tự tin của bạn. Khi bạn cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, văn phòng còn là nơi đầy ắp căng thẳng. Nếu bạn thấy mình đang tự nghi ngờ về khả năng làm việc và bắt đầu cảm thấy căng thẳng và lo lắng trong công việc, hãy nghỉ ngơi để tập trung. Bạn có thể đi vào phòng tắm, nhìn vào gương và đọc lại câu thần chú tích cực để truyền cảm hứng và tự tin.

Tập thể dục và sống cuộc sống chủ động

Một trong những cách tốt nhất để đối phó với sự căng thẳng là chuyển nó theo hướng tích cực, chẳng hạn như tập thể dục. Ngay cả khi nghỉ ngơi nhanh tại nơi làm việc bạn cũng có thể tập một bài tập nhỏ và cơ thể bạn vận động có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong suốt cả ngày. Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ giải phóng endorphins- loại hormon phát đi các tín hiệu hạnh phúc cho cơ thể.

Endorphins giúp cơ thể đối phó với cảm giác căng thẳng và đau đớn. Việc duy trì chủ động thể dục hàng ngày sẽ giúp giảm mức độ căng thẳng không chỉ trong công việc mà còn trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống của bạn.

Phát triển kỹ năng đọc nhanh của bạn

Tôi tìm thấy một trong những lợi thế lớn nhất trong sự nghiệp cảu mình là khả năng đọc nhanh. Sử dụng kỹ thuật này, tôi đã có thể đọc tóm tắt và các văn bản quy phạm pháp luật nhiều hơn những người khác. Điều này khiến tôi làm việc hiệu quả hơn, cho phép tôi thực hiện nhiều hơn. Đây không chỉ là một kỹ năng có lợi cho có ở nơi làm việc từ đò đạt được nhiều thức hơn.

Kỹ năng này không chỉ hữu ích trong công việc mà còn giúp tôi trong đời sống riêng. Nhiều người cảm thấy bị nhấn chìm trong khối lượng công việc lớn hoặc đọc hàng đống sách vở khiến họ ít khi có thời gian dành cho sở thích cá nhân. Nắm vững các kỹ thuật của kỹ năng đọc nhanh sẽ làm tăng hiệu quả của bạn trong công việc đồng thời cũng giải phóng việc đọc như là một cách hiệu quả để giải trí.

Thiết lập những mục tiêu tiến bộ nhưng không cầu toàn, hoàn hảo

Nếu những suy nghĩ có việc phải làm là điều đang ám ảnh bạn, hãy tách bạch riêng các nhiệm vụ. Đặt mục tiêu cho mỗi ngày và bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ tại một thời điểm. Hãy thử viết một danh sách việc cần làm cho ngày của bạn hoặc ghi nhớ trong đầu những điều bạn cần quản lý để hoàn thành trong suốt cả ngày. Bạn sẽ cảm thấy ổn hơn khi đạt được một vài thứ gì đó. Bằng việc tổ chức nhiệm vụ hàng ngày, bạn có thể nhìn thấy rõ ràng bạn chỉ thực sự mất bao nhiêu thời gian trong một ngày.

Tập trung vào các giải pháp, không vấn đề

Cố gắng không để tập trung quá nhiều vào mặt tiêu cực. Nếu bạn thấy mình cảm thấy choáng ngợp với tất cả mọi thứ bạn phải đạt được trong công việc và tất cả các vấn đề đang gia tăng theo hàng ngày, hãy tái tập trung lại chính mình và suy nghĩ ra những giải pháp hữu dụng cho những vấn đề của mình. Giải pháp có thể là một mục tiêu dài hạn, nhưng có cái gì để hướng tới và tập trung năng lượng sẽ giữ cho bạn di chuyển theo hướng tích cực.

Đừng hoài nghi về những quyết định của mình

Việc liên tục đắn đo lại những chọn lực của bạn có thể gây ra cảm giác căng thẳng và lo lắng. Nếu lựa chọn của bạn không mang lại kết quả như bạn đã hy vọng, đừng phàn nàn. Thay vì đắn đo hay hối tiệc, hãy dành thời gian để đánh giá lại tình hình và tìm một giải pháp thay thế. Phàn nàn về cái gì đó chứng tỏ sự việc ngoài tầm kiểm soát của bạn và bạn không có một giải pháp thực tế nhanh hơn.

Yêu cầu giúp đỡ

Đừng ngại để tiếp cận với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn để được giúp đỡ. Chúng ta không phải sống trên đảo hoang. Sự giúp đỡ của người khác trong cuộc sống giúp bản nâng cao tinh thần khi bạn không thể làm điều đó một mình. Đừng xấu hổ với việc nhờ trợ giúp, tất cả chúng ta đều cần sự hỗ trợ ở thời điểm này hay thời điểm khác. Những người thực sự quan tâm đến cuộc sống của bạn đều muốn bạn thành công và sống hạnh phúc. Hãy đắm mình với những người tích cực và năng lượng tích cực của họ cũng sẽ lan sang đến bạn.

Hãy tham gia vào cộng đồng của bạn

Chúng ta đều là những con người và cần sự tương tác xã hội. Được tham gia trong cộng đồng của bạn có thể là một lối thoát tích cực cho phép bản thân nạp lại năng lượng tinh thần và loại bỏ căng thẳng từ công việc. Gia đình luôn là nơi đem đến cảm giác cộng đồng và thân thuộc nhất với mỗi người. Hãy thử tìm một hoạt động dành cho gia đình của bạn cùng làm với nhau từ đó sẽ tăng cường độ gắn kết và tạo ra những ký ức tích cực cho mọi người để rút ra trong suốt thời gian căng thẳng.

Cảm giác về cộng đồng không chỉ đến từ gia đình mà còn đến từ bất kỳ nhóm nào mà bạn tham gia. Có nhiều cộng đồng khác nhau để tham gia vào, chẳng hạn như các câu lạc bộ sách, đội thể thao, trung tâm cộng đồng và các nhóm tôn giáo. Kết nối và tích cực trong cộng đồng của bạn bất cứ khi nào bạn có thể.

Nhắc nhở bản thân biết ơn những gì bạn có

Không phàn nàn về công việc, sếp hay đồng nghiệp. Thay vì phàn nàn, hãy làm điều gì đó để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Nói xấu người khác sẽ không làm giảm bớt căng thẳng của bạn hay làm cho bạn hạnh phúc hơn. Hãy nhắc nhở bản thân tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống và luôn luôn biết ơn vì điều đó. Bí quyết để hạnh phúc chỉ đơn giản trạng thái tâm trạng của bạn. Quyền lực là từ bên trong bạn và bắt đầu từ việc suy nghĩ tích cực.

Tìm một sự cân bằng

Cuộc sống vốn dĩ không thể có được tất cả mọi việc. Chìa khóa để được hạnh phúc và thành công là tìm ra một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Chúng ta cần cả hai để tồn tại và phát triển. Làm việc là điều cần thiết vì lý do rõ ràng bao gồm chi trả hóa đơn, tiền thuê nhà và các chi phí hàng ngày. Liên tục làm việc sẽ khiến cơ thể đi xuống nên chăm sóc bản thân cũng quan trọng như việc kiếm tiền. Hãy nhớ dành thời gian để thưởng thức các hoạt động và dành nhiều thời gian với những người bạn yêu mến.

Hạnh phúc là thứ có tính truyền nhiễm. Khi bạn là một người thực sự hạnh phúc, bạn phát ra một năng lượng tích cực và những người khác sẽ cảm nhận được nó. Hãy cố gắng chia sẻ cảm giác đó với những người xung quanh bạn, đặc biệt là trong một môi trường làm việc căng thẳng. Căng thẳng không tốt cho bất cứ ai và khiến cho người ta giận dữ hơn, đưa ra quyết định kém thậm chí gây mất ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Sử dụng các chiến lược trên sẽ giúp đối phó với sự căng thẳng trong công việc, tìm một sự cân bằng công việc-cuộc sống thích hợp và trở thành một người hạnh phúc hơn và lạc quan hơn.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tags: ,